Đột Phá Nông Nghiệp Việt Nam: Cây Macca - "Vàng Xanh" Mang Triển Vọng Lớn Cho Nông Dân!

1. Điều kiện khí hậu lý tưởng để trồng Macca

hạt macca trồng ở đâu

Cây Macca là loại cây đòi hỏi môi trường khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

1.1. Nhiệt độ

Cây Macca thích nhiệt độ ổn định và ấm áp, nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của cây là từ 20 đến 25 độ C. Nhiệt độ thấp nhất mà cây có thể chịu được là 10 độ C, vì vậy một số nước ôn đới như Úc và các tỉnh phía Tây Bắc vẫn có thể trồng được hạt macca qua mùa đông.

1.2. Mưa

Cây Macca cần một lượng mưa đều đặn từ 1000 đến 2000mm mưa mỗi năm. Lượng mưa được phân bổ đều qua tất cả các mùa trong năm là tốt nhất, Tuy nhiên macca là loại cây có bộ rễ chịu úng kém nên cây phải được trồng ở các vùng có lượng mưa tập trung không quá 2000mm mưa tại một thời điểm và đất phải có khả năng thoát nước tốt.

1.3. Độ ẩm

Macca là loài cây cần một mức độ ẩm khá cao trong không khí để phát triển tốt. Độ ẩm lý tưởng cho cây là từ 60 đến 80% trong không khí. Ngoài ra cây còn cần nhiều ánh sáng mặt trời để sinh trưởng tốt, cây Macca nên được trồng ở vùng vị trí cao và được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời phần lớn thời gian trong ngày. Hai yếu tố độ ẩm và nhiệt độ trên thường xuất hiện ở các vùng núi cao ở vùng khí hậu nhiệt đới.

2. Điều kiện thổ nhưỡng lý tưởng để trồng hạt Macca

Vì là loại cây trồng cần nước và chất dinh dưỡng nhiều nhưng rễ lại rất nhạy cảm với úng và ứ đọng nước. Cây macca rất cần được canh tác các loại đất tơi xốp, một số loại đất đáp ứng được cái đặc điểm như vậy như: đất thịt nhẹ, đất pha cát và đặc biệt là đất bazan.

2.1 Đất tốt, giàu chất hữu cơ

Đất trồng Macca cần phải giàu chất hữu cơ, có khả năng giữ ẩm, cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển, có khả năng thoát nước tốt và thoáng khí vì không gian rộng rãi giữa các hạt đất cho phép nước và không khí lưu thông dễ dàng. Ở nước ta, đất ở Tây Nguyên và vùng Tây Bắc khá phù hợp cho việc trồng macca. Đất ở Tây Nguyên gồm đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan,... Đặc biệt, đất ở đây có thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày hơn 1m, hơi chua và không ngập úng, tạo điều kiện lý tưởng cho cây Macca phát triển.

Ngoài ra, Đất ở Tây Bắc cũng rất phù hợp với việc trồng hạt Macca, đặc biệt là những vùng đất có độ pH khoảng 5.5 - 6.5 và độ cao từ 300 - 1.200m so với mặt nước biển.

2.2 Độ pH

Ngoài ra cần chú ý đến sự ảnh hưởng của độ pH của đất khi trồng cây macca, Độ pH lý tưởng cho đất trồng cây Macca là từ 5.5 đến 6.5. Đây là mức độ pH giúp cây hấp thụ dưỡng chất hiệu quả nhất, đồng thời cũng là điều kiện để vi sinh vật đất phát triển, hỗ trợ cây trồng tốt hơn.

2.3 Tầng đất phải dày

Để cây Macca phát triển tốt, tầng đất phải dày từ 70cm trở lên, đảm bảo rằng rễ cây có đủ không gian để lan tỏa và hấp thụ dưỡng chất. Đất cũng không nên quá sét vì sẽ khó thoát nước và không nên quá cứng vì sẽ khó cho rễ cây phát triển. Loại đất tơi xốp giúp rễ cây dễ dàng thâm nhập và hấp thụ dưỡng chất.

Với những điều kiện thổ nhưỡng lý tưởng này, cây Macca sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ, cho ra những quả Macca chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

3. Các vùng trồng hạt macca ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây macca không phải là một loại cây phổ biến bởi vì những yêu cầu khó khăn trong khí hậu và thổ nhưỡng để trồng hạt macca, trên thực tế dù đã được trồng thí điểm lần đầu tiên vào năm 2004 nhưng hiện nay chỉ có 2 vùng trồng hạt macca có sản lượng nhiều nhất là: vùng Tây Nguyên và vùng Tây Bắc, 2 vùng này đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu về đất đai, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa.

3.1. Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Mỗi năm các tỉnh trồng hạt macca ở Tây Nguyên cho sản lượng 7000 tấn hạt tươi trên diện tích thu hoạch khoảng 5000ha, chiếm 80% số macca trên cả nước. 

Vùng đất Tây Nguyên luôn được mệnh danh là vùng đất của cây công nghiệp, người dân ở Tây Nguyên có hàng chục năm kinh nghiệm với nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. Nhờ vậy sản phẩm hạt macca được trồng tại Tây Nguyên có sản lượng cao và chất lượng tốt.

3.1.1. Thực tế về cây macca ở tỉnh Đăk Lăk

Tính đến năm 2020, diện tích trồng macca ở Việt Nam đã lên tới 16.500 ha, vượt 5.500 ha so với quy hoạch, chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Hiện tỉnh có hơn 750 ha trồng macca, trong đó khoảng 600 ha được trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu và 150 ha trồng thuần. Khảo nghiệm tại huyện Krông Năng, địa phương có diện tích macca lớn nhất tỉnh, cho thấy năng suất cao nhất ở năm thứ 7 là từ 1,5 - 4 tấn quả/ha.

Cây macca bắt đầu được chú ý phát triển mạnh mẽ từ năm 2015, khi sản lượng chỉ đạt 269 tấn. Đến năm 2020, sản lượng đã tăng gần 24,5 lần, đạt khoảng 6.570 tấn hạt tươi. Chất lượng của hạt macca Đăk Lăk được đánh giá cao, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề như chất lượng giống chưa ổn định, năng suất và hàm lượng dầu thấp, cùng với công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu. Đất ở Đăk Lăk thường giàu bản chất hữu cơ, có độ ẩm và độ thông thoáng tốt, tạo điều kiện lý tưởng cho cây macca phát triển.

Một số huyện ở tỉnh Đăk Lăk có trồng hạt macca: huyện Krông Năng, huyện Krông Păk, huyện Buôn Đôn, huyện Ea Kar, Huyện M'Đrăk…

3.1.2. Thực tế về cây macca ở tỉnh Đăk Nông

Tính đến năm 2021, tỉnh Đắk Nông có trên 1.100 ha macca, đạt trên 10,000 tấn mỗi năm. Cây macca được tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Glong, Đắk Song. Chất lượng của hạt macca Đắk Nông được đánh giá cao và được sánh ngang với macca Úc về hương vị và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo cả giá trị kinh tế khi xuất khẩu. Không chỉ được đánh giá cao được đánh giá cao trong nước, hạt macca của Đắk Nông còn vươn tầm trên thị trường quốc tế, nhờ vào quy trình sản xuất hiện đại và chất lượng nguyên liệu được chọn lọc kỹ lưỡng.

Cây macca bắt đầu được chú ý phát triển mạnh mẽ tại Đắk Nông từ sau năm 2016, khi diện tích trồng cây macca tại Tây Nguyên tăng nhanh, đặc biệt là sau khi các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong việc trồng macca. 

3.1.3. Thực tế về cây macca ở tỉnh Lâm Đồng

Đứng thứ 3 về sản lượng với hơn 700 tấn/năm, chiếm 30% tổng sản lượng macca cả nước. Lâm Đồng với diện tích đất bazan rộng lớn được đánh giá có đầy đủ điều kiện tốt nhất về thổ nhưỡng, khí hậu và con người để phát triển, mở rộng vùng trồng macca. 

Cây macca bắt đầu được trồng rộng rãi từ đầu những năm 2000 và đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2016, với diện tích trồng tại Tây Nguyên lên đến 1.630 ha. Đây cũng là địa phương cho ra hạt macca có kích thước lớn và đồng đều nhất cả nước. Và trên thực tế, Lâm Đồng cũng đang đưa macca trở thành cây trọng điểm phát triển vì lợi ích kinh tế và khả năng sinh trưởng với diện tích canh tác 960 ha.

3.2. Vùng Tây Bắc

Tây Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm và mùa xuân khô hanh. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây macca. Độ cao từ 500 đến 1500m mét so với mặt nước biển là nơi macca vươn mình mạnh mẽ dưới bầu trời rộng lớn. Đất đai ở đây có loại đất Feralit đỏ vàng và đất đồi núi pha cát - 2 loại đất tốt nhất để trồng cây macca với nhiều chất hữu cơ và có khả năng thoát nước rất tốt. Độ pH từ 4.5 đến 5.5 (đất Feralit đỏ vàng) và khoảng 5.0 đến 6.5 (đất đồi núi pha cát) của đất Tây Bắc chính là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Sự ảnh hưởng của gió Tây Nam và gió Đông Bắc, kết hợp với địa hình và độ cao, tạo ra lượng mưa từ 1800 đến 2400 mm mỗi năm, cung cấp đủ nước và độ ẩm từ 70 đến 80% cho cây macca, trong khi nhiệt độ trung bình từ 15 đến 25 độ C là điều kiện tối ưu cho cây phát triển. Những yếu tố này góp phần tạo nên một môi trường sống lý tưởng và đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững và thịnh vượng cho vùng Tây Bắc.

3.2.1. Thực tế về cây macca ở tỉnh Điện Biên

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, nằm sâu trong vùng núi cao Trường Sơn. Tỉnh nằm ở vùng núi cao, với địa hình đồi núi phức tạp.

Tỉnh Điện Biên phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng cây macca tại nhiều huyện, đặc biệt huyện Tuần Giáo là địa phương có diện tích macca lớn nhất với hơn 1.400 ha. Tại xã Quài Nưa và Quài Cang, cây macca cũng dần che phủ nhiều diện tích đất trống.

Macca bắt đầu được trồng thử nghiệm tại huyện Tuần Giáo từ năm 2013 và đã cho quả từ năm 2015. Các vườn macca đã bắt đầu cho quả bói, cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Tại huyện Tuần Giáo, cây macca rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và có tốc độ sinh trưởng tốt. Càng về sau, cây sẽ cho quả càng nhiều, đặc biệt là từ năm thứ 10 và có thể cho quả đến năm thứ 80.

Tính đến năm 2023, tỉnh Điện Biên trồng được hơn 2,400 ha macca, sản lượng ước đạt 100 tấn. Điện Biên hiện đang có 13 dự án trồng cây macca với quy mô trồng hơn 91,000 ha. Một số huyện trồng nhiều macca ở Điện Biên là: huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng, thành phố Điện Biên Phủ.

3.2.2. Thực tế về cây macca ở tỉnh Lai Châu

Tỉnh Lai Châu nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, là một phần của vùng núi cao Trường Sơn. Lai Châu có địa hình chủ yếu là núi cao và sâu, với những dãy núi đá vôi hùng vĩ và sông suối chảy siết.

Kể từ khi cây macca được trồng thử nghiệm vào năm 2011, tỉnh đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của loại cây này, với diện tích trồng lên đến 3,000 ha, trong đó đã có trên 500 ha cây cho thu hoạch. Hạt macca trồng trên vùng núi đá dốc ở Lai Châu có hàm lượng khoáng vi lượng tốt và chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người. Sản phẩm macca ở địa phương được đánh giá có vị thơm riêng biệt và nhiều tinh chất. 

Tính đến cuối năm 2023 Tỉnh Lai Châu đã đạt 5400ha macca, trong đó có các huyện như: Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Mường Tè, thành phố Lai Châu, Nậm Nhùn, Phong Thổ. Sắp tới trên địa bàn tỉnh Lai Châu sẽ thực hiện trồng mới khoảng 1.000 ha cây macca tại các huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè.

Đọc toàn bộ bài viết tại: https://maphe.vn/hat-macca-trong-o-dau/

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hạt Macca Đắk Lắk: Kho Báu Thiên Nhiên Nứt Vỏ, Món Quà Từ Đất Lành

Khám phá tác dụng của hạt macca với nam giới